Có vẻ ngành về “Kinh Doanh” luôn là ngành “dễ hiểu” và “dễ mường tượng” nhất đối với GenZ và các bậc phụ huynh, bởi trước khi có các trường đại học thì con người đã “kinh doanh” trao đổi buôn bán từ rất lâu rồi. Hơn thế nữa, mọi người đều biết rằng “Kinh doanh” ngày càng trở nên “quốc tế” hơn đặc biệt là với sự phát triển của Internet và thời đại kỹ thuật số, mọi người đều có thể mua bất cứ sản phẩm của quốc gia nào mình ưa chuộng… thông qua internet. Điều đó, có vẻ như là rào cản của ngành “Kinh doanh quốc tế” bởi vì không cần đi học thì bạn vẫn có thể nhập hàng và buôn bán ở bất cứ quốc gia nào?, liệu ngành này có vẻ sẽ “bị biến mất” trong thời gian sắp tới?

 

Sức nóng “Kinh doanh quốc tế” không bao giờ hạ nhiệt

Việt Nam là điểm đến của những nhà đầu tư nước ngoài và ngược lại, rất nhiều cơ hội để Việt Nam có thể xuất khẩu sản phẩm của mình cho cộng đồng quốc tế. Vấn đề là hiện tại vẫn còn rất rất nhiều rào cản khi nói đến vấn đề “Kinh doanh mang tính Quốc tế”, bên cạnh các vấn đề về khoảng cách địa lý, chúng ta có các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, luật pháp… Một số quốc gia có nền kinh tế chưa ổn định, một số lại bùng nổ và hoạt động vượt trội. Một số quốc gia cực kỳ cởi mở với mọi người đến và kinh doanh, trong khi một số quốc gia lại không muốn bất kỳ người nước ngoài nào kinh doanh tại nước của họ. Mỗi một phiên giao dịch quốc tế sẽ có những thách thức khác nhau và vì vậy chúng ta cần những người có đủ kiến thức và giải pháp để giải quyết những bài toán kinh doanh xuyên quốc gia, điều đó làm nên sức nóng tuyển dụng của ngành “Kinh doanh quốc tế” không bao giờ hạ nhiệt.

 

Thích đi du lịch nhiều nơi thì hãy chọn kinh doanh quốc tế

 

Ở các tập đoàn lớn đa quốc gia như Honda, Toyota, Samsung, Unilever… chúng ta đều có những bộ phận chuyên biệt cho từng quốc gia cụ thể để họ hiểu về văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp… của quốc gia đó. Vì thế họ được di chuyển khắp thế giới để tìm hiểu chính xác thị trường họ được giao nhiệm vụ.  Nếu như một số ngành về kinh doanh khác như “kế toán” “tài chính”.. bạn sẽ hầu như chỉ làm việc trong nước, và nghiên cứu về Việt Nam thì với các bộ phận thuộc kinh doanh quốc tế, bạn sẽ mở rộng đầu óc và thời gian để khám phá các nền văn hóa khác nhau hơn. Vì thế nếu bạn thực sự thích đi du lịch nhiều nước, thích kinh doanh, giao tế mà không chọn ngành “tiếp viên hàng không” thì “Kinh doanh quốc tế” có thể là ngành thật sự rất phù hợp với bạn.

 

Tại sao bạn cần học Kinh doanh quốc tế?

Phần lớn thời gian, bạn sẽ đại diện cho công ty/tập đoàn của mình để gặp gỡ và làm việc với các đối tác/nhà lãnh đạo của bất kỳ quốc gia nào mà công ty của bạn chọn làm thị trường mục tiêu hoặc bạn sẽ làm việc cho các văn phòng đại diện của các công ty Việt tại một quốc gia khác. Vì thế, nền tảng học thuật về kinh doanh quốc tế ở bậc đại học không chỉ giúp bạn giải quyết các vấn đề phức tạp về sự khác biệt giữa 2 quốc gia mà bạn còn có thể kết nối với những người là doanh nhân của các doanh nghiệp quốc tế khác, điều này sẽ tạo cho bạn một “thương hiệu cá nhân” lâu dài và tạo đà thăng tiến cho bản thân thông qua các quan hệ quốc tế một cách chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, Việt Nam luôn là điểm đến đầu tư cực kỳ hấp dẫn của các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, vì thế họ luôn săn tìm những cộng sự có nền tảng “kinh doanh quốc tế” những người sẵn sàng giao lưu với bất kỳ quốc gia, với bất kỳ nền văn hóa nào trên khắp thế giới.

 

Con đường sự nghiệp “Kinh doanh quốc tế” rất thú vị

Thống kê cho thấy, chỉ có 5% sinh viên chọn ngành kinh doanh quốc tế trong tổng số các chuyên ngành về kinh doanh như Quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, marketing… con số này đi ngược hoàn toàn với sức nóng tuyển dụng hiện nay. Tuy nhiên, thay vì nói về nhu cầu việc làm quá rõ ràng này, tôi muốn chia sẻ những góc nhìn cụ thể hơn cho bạn, bởi vì những chỉ số hàn lâm kia sẽ chẳng là gì nếu nghề bạn đang chọn không đem lại lợi ích gì cho bạn:

Thứ 1: Thu nhập bao nhiêu?

Thống kê cho thấy, mức lương trung bình của sinh viên ngành “Kinh doanh quốc tế” đạt 10-15 triệu đồng khi mới ra trường (luôn cao hơn các chuyên ngành kinh doanh khác) và thu nhập trong vòng 5 năm “chỉ về lương” của một chuyên viên kinh doanh quốc tế sau quá trình thăng tiến của bạn có thể đạt đến 1 tỷ đồng/năm. Đây là chưa nói đến các khoản lợi nhuận/thưởng khác tùy thuộc vào khả năng của bạn.

Thứ 2: Bạn sẽ làm gì?

Bạn sẽ bắt đầu với các vai trò là chuyên viên xuất nhập khẩu, đối ngoại, hoạch định tài chính quốc tế, tư vấn đầu tư quốc tế (quản lý quỹ, chứng khoán, phát triển mạng lưới giao dịch…), nhà phân tích về số liệu và kinh doanh đến đích đến của bạn sẽ là một Giám Đốc Vùng (giám đốc một khu vực/quốc gia nhất định), trưởng văn phòng đại diện hoặc là thậm chí là giám đốc tài chính. 

Thứ 3: Bạn làm ở đâu?

Chắc chắn các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia trong và ngoài nước là điểm đến lý tưởng nhất của bạn. Tuy nhiên bạn cũng có thể làm việc cho các ngân hàng, các công ty thương mại xuất nhập khẩu hoặc thậm chí là làm chuyên gia tư vấn cá nhân hoặc giảng viên các trường đại học. 

Thứ 4: Đam mê của bạn là ở đây

Để làm được các công việc này bạn cần có kiến thức và nhận thức sâu sắc về văn hóa của quốc gia mà bạn được giao nhiệm vụ như luật pháp, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ…. Đây chính là một trong những giá trị mà sinh viên ngành “Kinh doanh quốc tế” sẽ tìm thấy chính mình ở đó. Vì đôi lúc, bạn cảm thấy những văn hóa ở một quốc gia nào đó lại phù hợp với bạn hơn. Thêm vào đó, bạn phải liên tục có những sáng kiến để cải thiện, tối ưu hiệu quả của các tổ chức kinh doanh quốc tế, điều này làm nên con người của bạn, một con người rất năng động và làm việc hăng say trong môi trường quốc tế đa dạng. Nói tóm lại, bạn thích là một nhà tư vấn, bạn thích phân tích, giao thiệp, khám phá đa ngôn ngữ, văn hóa… đam mê của bạn là ở đây – Ngành “kinh doanh quốc tế”.

 

Mê “Kinh doanh” và “Quốc tế” thì chọn trường đại học nào?

Dĩ nhiên, đây là ngành được thiết kế đặc biệt cho “du học”, học tập ngay tại một quốc gia phát triển, có môi trường quốc tế và tư duy toàn cầu sẽ là môi trường học tập lý tưởng nhất cho bạn. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có “đủ tài chính” để thực hiện ước mơ du học của mình. Tại Việt Nam, bạn có thể cân nhắc mô hình du học tại chỗ hoặc chọn lựa những trường đại học có định hướng “giáo dục khai phóng”, chất lượng giảng dạy và các cơ hội phát triển gần như tiệm cận với môi trường quốc tế. 

Cụ thể, nếu chọn hướng “Du học tại chỗ” bạn có thể cân nhắc giữa Đại học FulBright (Mỹ) hoặc RMIT Việt Nam (Úc). Tuy nhiên, mô hình này chỉ giúp cho bạn tiết kiệm được chi phí ăn ở khi đi du học vì học phí của các trường vẫn gần như bằng với học phí khi học ở nước ngoài. Để tiết kiệm chi phí hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, các bạn có thể cân nhắc các Đại học Việt Nam nhưng mang giáo dục “khai phóng” và tư duy quốc tế rõ ràng như Đại học Vin hoặc Đại học Quản lý và Công Nghệ TP.HCM (UMT). Riêng đại học UMT còn tạo điều kiện cho bạn có kỳ thực tập ngay tại nước ngoài, điều này rất có giá trị vì không những nó giúp bạn có thể sẵn sàng để làm việc quốc tế mà còn khẳng định cam kết đào tạo của trường.

Cẩm nang tuyển sinh 2022

Cập nhật nhanh nhất những thông tin bổ ích xoay quanh hai kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi THPT Quốc Gia 2022
Asset 5