17.000.000 là số kết quả mà Google Search trả về khi bạn tìm kiếm cụm từ “Ngành Marketing”. Không phải thắc mắc gì thêm, Marketing hiện đang là một ngành rất hot mà các bạn 2k4 đang chọn trường, chọn ngành, ai cũng đang ngó nghiêng muốn thử sức. 

Nhưng lại có rất ít bạn thật sự nghiêm túc hiểu về ngành học này. Có rất nhiều lời đồn thổi về ngành nghề này, rằng Marketing là một ngành học nhàn, làm nhàn lại còn giàu sụ, có bạn thì lại hiểu Marketer là và Sale là một, và hằng hà sa số các hiểu lầm khác. Vậy hãy cùng Cẩm nang tuyển sinh kiểm chứng nhé!

 

Học Marketing là học gì nhỉ?

 

Ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện, Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,... vâng vâng và mây mây.

Nói một cách dễ hiểu, học marketing là học những lý thuyết về bán hàng, thêm vào một chút tâm lý học, và một vài kỹ năng mềm để thuyết phục và tạo mối quan hệ giữ chân khách hàng. Đây là một ngành học cần sự sáng tạo, bắt “trend" và am hiểu tâm lý khách hàng. 

 

Một nghề “fen-xì"

Thực tế Marketing là một lĩnh vực rất rộng và đôi khi gây khó khăn cho người trong nghề khi muốn giải thích cho người khác về công việc của mình. Giới Marketing hay truyền tai câu chuyện vui rằng marketer (người làm marketing) thường bị gắn nhãn là người làm tiếp thị, chuyên đi phát tờ rơi quảng cáo hay làm mẫu giới thiệu sản phẩm tại các điểm bán. Nói thật đi, có phải trước khi thật sự nghiêm túc tìm hiểu Marketing là gì thì bạn cũng từng hiểu lầm như vậy về ngành nghề này rồi đúng không? 

Nhưng thực tế Marketing là một công việc rất “fan-xì", ngồi văn phòng máy lạnh, bấm máy tính công việc bạn cần làm là không ngừng động não đưa ra những idea mới để “chạm tới" khách hàng chứ không phải là một công việc dầm mưa dãi nắng. Tuy nhiên nói nhàn thì cũng không nhàn đâu nha! Nếu có một người làm Marketing nói với bạn rằng công việc này rất sướng thì 100% là họ chỉ đang troll bạn thôi.

 

Sáng tạo không giới hạn

Công việc của một marketer cần làm là không ngừng đưa ra những sáng kiến mới và thực thi nó nên việc không ngừng sáng tạo, thoải mái vận dụng những sáng kiến táo bạo là một điểm không thể thiếu của ngành này. Không thể phủ nhận Marketing là một ngành nghề cần sự “điên" để không ngừng đổi mới, chạy đua theo xu hướng thị trường mỗi ngày một khác đi, Nếu bạn là một người đam mê sáng tạo, có thể nảy ra những ý tưởng táo bạo để thu hút khách hàng, bạn thật sự nên cân nhắc đưa ngành nghề đầy hứa hẹn này vào danh sách nguyện vọng đó!

 

Môi trường năng động 

Những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, các trào lưu văn hóa xuất hiện ngày càng nhiều và thay đổi ngày càng chóng mặt, vì sự thay đổi đó ngành nghề này không hề cố định, các nền tảng facebook, google, thuật toán thay đổi liên tục, các công cụ mới không ngừng ra đời và để có thể không ngừng đổi mới theo kịp “trend" môi trường làm việc của phòng marketing vô cùng năng động, hiện đại và cởi mở, phục vụ cho việc thoải mái tư duy để  không ngừng sáng tạo. Nhưng công bằng mà nói, đây là một công việc đòi hỏi đổi mới và sáng tạo nên cuộc sống của một marketer cũng xoay quanh những “deadline mới". 

 

Cơ hội thu nhập cao ngất ngưởng

Công bằng mà nói ngành nghề này tốn rất nhiều chất xám để không ngừng phát triển sáng kiến mới, cùng với đó là một sức khỏe dẻo dai để hiện thực hóa những sáng kiến, chạy deadline quên giờ giấc, nên mức lương của một marketer “cứng cựa" ở công ty Việt Nam là từ 10 đến 30 triệu, công ty nước ngoài có thể từ 2000 đến 5000 USD tùy vào năng lực và kinh nghiệm của bạn. 

Nghề này làm thêm vài dự án khác bên ngoài công ty là chuyện bình thường, nên thu nhập thực tế trung bình từ 20-30 triệu một tháng không phải là chuyện gì xa lạ. Một mức thu nhập  đủ “ăn ngon mặc đẹp" rồi đúng không nào!

 

Một Marketer cần những tố chất gì?

Sáng tạo, linh hoạt, đa năng, đa nhiệm, tiếp thu tốt, ham học hỏi để theo kịp xu hướng mới, công cụ mới là những tố chất mà một Marketer ở bất kì vị trí nào cũng cần. Và tuỳ vào từng vị trí công việc khác nhau bạn sẽ cần trau dồi thêm những kỹ năng khác như Content cần nhạy bắt “trend" hay kỹ năng nghiên cứu, tìm kiếm tư liệu. Với vị trí Event cần năng động, hoạt bát, Pr cần khéo léo và kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt. Digital cần logic và nhạy với các con số dữ liệu. 

Tóm lại đây là một công việc thú vị nhiều thử thách và đam mê, hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ nét về ngành nghề này, giúp được các sĩ tử ít nhiều trong việc quyết định ngành học và hướng đi trong tương lai. Cho dù là quyết định vị trí nào, ngành nghề nào hãy cân nhắc thế mạnh, sở trường, sở thích và kỹ năng của bản thân nhé!

 

Một vài trường đại học mà 2k4 nên tham khảo để học ngành Marketing tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành nghề này nhấn mạnh sự sáng tạo và hiện đại hoá nên các bạn 2k4 nên chọn cho bản thân một bến đỗ, nơi cho sinh viên tận hưởng một không gian năng động sáng tạo, không ngừng bắt “trend" để có nhiều cơ hội được trau dồi từ sớm những kỹ năng mềm mà một Marketer cần trong tương lai nhé!

 

Một vài trường đào tạo tốt ngành Marketing tại thành phố Hồ Chí Minh:

Trường Đại học Quốc tế RMIT TP. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Quản lý Và Công nghệ TP.HCM (UMT)

Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM (UEH)

 

Đại học Quản lý Và Công nghệ TP.HCM - UMT

Cẩm nang tuyển sinh 2022

Cập nhật nhanh nhất những thông tin bổ ích xoay quanh hai kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi THPT Quốc Gia 2022
Asset 5