Đối với những bậc làm cha, làm mẹ, khi con đi học đều có mong muốn rằng, tại môi trường giáo dục đó con cái sẽ được dạy bảo những điều hay lẽ phải và lớn lên thành đạt.

Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có cùng một năng khiếu đối với sách vở. Việc cần làm là ủng hộ các em trên mọi lĩnh vực mà các em đam mê, không nhất thiết cứ chỉ chăm chăm vào mỗi việc học và những con chữ.

Conseil | SOS enfant stressé
Con cái cần sự phát triển toàn diện và được định hướng thoả sức đam mê. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Gọi mẹ có con học kém nhất lớp phát biểu, cô giáo sau đó phải cúi đầu xin lỗi

Câu chuyện có thật xảy ra tại một trường học ở Trung Quốc đã khiến nhiều người phải suy ngẫm. Cô bé Xiaohue là một đứa trẻ được cô giáo đánh giá không được thông minh, nhanh nhạy và không có niềm yêu thích với việc học. Vì vậy, điểm số của em từ khi đi học đến nay đều không hề cao như kỳ vọng của gia đình và thầy cô.

 
Không phải trẻ em nào cũng có năng khiếu học tập giỏi và được giấy khen. (Ảnh minh họa: Zing)
Không phải trẻ em nào cũng có năng khiếu học tập giỏi và được giấy khen. (Ảnh minh họa: Zing)

Mặc dù bản thân em đã cố gắng trong việc học nhưng kết quả đem lại không mấy khả quan, các bài kiểm tra em chỉ đạt ở con số trung bình và xếp cuối lớp. Tuy vậy, nhưng ngay từ khi bước vào bậc tiểu học, Xiaohua đã tỏ rõ mình là một người ưa vận động thể chất, có năng khiếu chạy nhảy.

Hiểu được tâm lý trẻ nhỏ, cha mẹ của Xiaohue đã luôn khuyến khích, động viên chỉ cần con cố gắng làm hết sức mình là được chứ không hề trách mắng hay áp đặt lên con về điểm số. Vì họ cho rằng, đó là điều tốt nhất họ có thể làm cho con khi còn nhỏ tuổi như vậy.

Sau khi kết thúc năm học, nhà trường đã tổ chức một cuộc họp phụ huynh để giáo viên chủ nhiệm sẽ trao đổi với cha mẹ các em về thành tích học tập suốt năm qua. Giáo viên sẽ mời phụ huynh của từng em đứng lên sân khấu theo tên gọi của con mình.

Điều đáng chú ý ở đây là, đến lượt phụ huynh của Xiaohue, giáo viên thay vì gọi tên em lại nói trước cả hội trường: “Xin mời phụ huynh của em xếp hạng cuối cùng".

 
Cách hành xử của giáo viên được cho là thiếu tế nhị. (Ảnh minh họa: Weibo)
Cách hành xử của giáo viên được cho là thiếu tế nhị. (Ảnh minh họa: Weibo)

Thấy vậy, mẹ của Xiahue không những không hề cảm thấy xấu hổ trước hành động của cô giáo, mà ngược lại, đứng lên phát biểu dõng dạc: “Trước hết, tôi rất vui được gặp tất cả các bậc phụ huynh ở đây. Nhưng thật đáng tiếc về phương pháp giới thiệu của giáo viên. Con gái tôi có một cái tên, tên của cháu không phải là "xếp hạng cuối cùng".

Cách mà cô giáo làm đã khiến tôi nghi ngờ rằng, điểm số của con có thể đã được cải thiện nhưng cháu không tiến bộ liệu có phải liên quan đến thái độ của giáo viên không vậy? 

Thứ hai, mọi đứa trẻ đều thông minh, không nhất thiết phải là một đứa trẻ có thành tích học tập tốt mới là thông minh, mới là một đứa trẻ tốt. Tôi hy vọng, giáo viên có thể đối xử công bằng, chính xác với các em mà không chỉ dựa vào kết quả học tập".

Sau khi nghe những lời của mẹ Xiaohue, cô giáo đã phải cúi đầu xin lỗi.

Quan trọng nhất không phải là điểm số, mà là sự lớn lên của trẻ nhỏ

Là cha mẹ và giáo viên trực tiếp dạy dỗ trẻ em, tất nhiên, việc mong muốn trẻ nhỏ phải học tập thật tốt, đạt thành tích cao để có một tương lai tươi sáng là có thể hiểu được. Nhưng đôi khi chính sự kỳ vọng đó lại vô hình tạo thành áp lực đè nặng lên vai con trẻ.

 
Thay vì chê bai, trách mắng thì phụ huynh và giáo viên cần ngồi lại để cùng nhau tìm ra hướng giúp con trẻ (Ảnh minh họa: L.G)
Thay vì chê bai, trách mắng thì phụ huynh và giáo viên cần ngồi lại để cùng nhau tìm ra hướng giúp con trẻ (Ảnh minh họa: L.G)

Trong vấn đề học tập của con cái, điểm số không phải là yếu tố quyết định tương lai trẻ em. Theo nghiên cứu của nhà Tâm lý học, Tiến sĩ người Philippines Irish Movido, chỉ số thông minh (IQ) chỉ chiếm 20% trong sự thành công của một người, trong khi đến 80% còn lại phụ thuộc vào trí tuệ cảm xúc (EQ) quyết định. Điều này có nghĩa là, thành công của con người không do điểm số quyết định mà là do chính con người đã học được gì và làm như thế nào để đạt được điều mình muốn.

Cũng theo bà Movido, những đứa trẻ đạt thành tích học tập xuất sắc thường là những nghe lời người khác một cách tuyệt đối và không thể thoát ra khỏi quy tắc. Chính điều này đôi khi lại là điểm yếu của trẻ khi trưởng thành.

Có rất nhiều cách để trẻ em tự tin đối mặt với mọi thứ một cách dũng cảm, và chia sẻ sở thích với con nhiều hơn sẽ là động lực để các em không bị sợ học và không bị áp lực điểm số nữa.

Có thể nói, việc học của trẻ là một quá trình lâu dài. Trong quá trình này, chắc chắn sẽ có những lúc thất bại, cũng như việc hôm nay, các em có thể bị điểm kém. Tuổi thơ và sự phát triển khỏe mạnh vẫn là quan trọng nhất. Nếu không có năng khiếu trong học tập, biết đâu tương lai, trẻ em lại tự khám phá ra những tài năng riêng của chính mình.

*Nguồn: yan.vn

Cẩm nang tuyển sinh 2022

Cập nhật nhanh nhất những thông tin bổ ích xoay quanh hai kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi THPT Quốc Gia 2022
Asset 5