Nếu như biết đến ngành này sớm hơn, cháu tôi đã không bị trầm cảm vì thiếu định hướng.

Tốt nghiệp tấm bằng Thạc sĩ tại châu Âu, tôi gần như là đích đến của mọi nhu cầu cần tư vấn định hướng đặc biệt là những đàn em, con cháu trong gia đình. Trong một lần được nhờ tư vấn, câu đầu tiên tôi thường hỏi các bạn trẻ là “Em đam mê gì?” và sau đó, tôi nhận được câu trả lời : “Con chỉ thích thể thao, tập võ và fitness nhưng con biết con không thể là một vận động viên chuyên nghiệp”, tôi không khỏi lúng túng với câu trả lời này, vì trong đầu mình lúc ấy không hiểu sao không có khái niệm ngành “Quản lý thể dục thể thao” trong khi tôi luôn ngưỡng mộ các nhà quản lý thể thao (gọi là Sport manager) từ Châu Âu đến Việt Nam. Cho đến khi vô tình tôi được xem một buổi livestream của trường Đại học UMT (Quản lý và công nghệ TPHCM) về cơ hội của ngành “Quản lý thể dục thể thao”, thật sự buổi livestream này như thay lời muốn nói cho bao thứ hay ho về ngành này và thật sự cám ơn TS. Nguyễn Trà Giang và Chuyên gia Bùi Văn Ngợi đã truyền đầy lửa cho các bạn trẻ đam mê thể thao như cháu tôi.

Các bạn có thể xem chi tiết buổi livestream ở đây:

Link xem livestream.

 

Là một người đam mê bóng đá, võ thuật, nhưng cũng mê kinh doanh và quản lý, thời của tôi thì chưa có ngành này, nếu được quay trở lại tuổi thanh xuân, tôi nhất quyết sẽ chọn ngành “Quản lý thể dục thể thao”, vì nó thật sự “ngầu” và cực kỳ thú vị. Ở bài viết này tôi muốn chia sẻ thêm một số lý do tại sao bạn nên chọn ngành “Quản lý thể dục thể thao”.

 

Thứ nhất: Đây là ngành duy nhất dành cho các bạn vừa đam mê thể thao, vừa có khả năng quản lý và kinh doanh.

Bạn không cần phải là một người “sport man” (thể thao) hoàn hảo để bắt đầu với ngành này vì nó không phải đào tạo ra một vận động viên chuyên nghiệp. Bạn là một người thích rèn luyện về thể chất, bạn rất năng động nhưng cũng mong muốn khai thác kỹ năng quản lý và “kiếm tiền” với thể thao. Hiện thời đây là sự lựa chọn tốt nhất của bạn. Vì không những được rèn luyện thể thao đúng với “cá tính” của bạn, bạn sẽ được phát triển một loạt các kỹ năng như quản lý, tổ chức sự kiện, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp và thậm chí là luật về thể thao. Những thứ này sẽ có ích trong mọi tình huống. Cho dù bạn đang quản lý một trung tâm thể thao, đàm phán hợp đồng tài trợ cho một sự kiện thể thao địa phương hay một thỏa thuận trị giá hàng triệu đô la cho một cầu thủ hoặc đội bóng mà bạn đại diện.


Ông Nguyễn Đắc Văn là đại diện của Nguyễn Quang Hải (tài năng bóng đá Việt Nam)

 

Quang Hải là một trong nhiều cầu thủ có đại diện quản lý để giúp mình có cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt nhất.

 

Thứ hai: Nhu cầu việc làm của ngành này “lớn” mà lương lại “cao”

Chính xác như TS. Nguyễn Trà Giang - Viện trưởng Viện Khoa học và Quản lý thể dục thể thao, Trường Đại học UMT trình bày, tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy “nhà nhà người người tập luyện thể thao” cụ thể là đi tập gym, yoga, fitness... Chỉ riêng mảng fitness trên thế giới có hơn 200,000 câu lạc bộ fitness với hơn 174 triệu thành viên tham gia tập luyện. Con số này chưa kể đến các cơ quan quản lý thể thao, du lịch, đội tuyển, các nhà tổ chức sự kiện thể thao và các chuyên viên kinh doanh thể thao. Điều đó minh chứng cho nhu cầu tuyển dụng cực kỳ cao trên cơ sở nhu cầu thị trường cực kỳ lớn. Bên cạnh đó, bởi tính đặc thù của công việc quản lý, bạn không chỉ phải đảm bảo về chuyên môn thể thao mà còn phải đảm bảo về chuyên môn quản lý, vì thế các vị trí này luôn đem lại mức lương cao ngất ngưỡng.

Trung bình vai trò Sport Manager tại Việt Nam có thể đạt mức lương từ 25 triệu trở lên, trong vòng 5 năm bạn có thể đạt đến thu nhập 1 tỷ/năm chưa tính các khoảng thu nhập khác tùy khả năng của bạn.

 


Không phải Huấn luyện viên nào cũng có thể được làm nhà quản lý thể thao.

 

Thứ ba: Là công việc dành cho các bạn thích sự tương tác và trông thật “ngầu”

Sport manager là một nghề mà các bạn luôn có những “quyền lực” nhất định, để đảm bảo rằng bạn vận hành một tổ chức / công ty / trung tâm thể thao vận hành hiệu quả và đem lại doanh số. Hầu hết nó đến từ sự đam mê thể thao và khả năng giao tiếp của bạn, đối với các bạn trẻ năng động, thích sự tương tác với mọi người và muốn trông thật “ngầu” hơn là một “vận động viên”, tôi nghĩ bạn hãy chọn ngay ngành học này.

 

Học quản lý thể dục thể thao ở đâu?

Không có nhiều trường Đại học tại TPHCM đào tạo ngành này hoặc có sự đầu tư nghiêm túc là một rào cản hiện nay, tuy nhiên, tôi nghĩ trường Đại học UMT là một trong những sự lựa chọn thật sự đáng quan tâm, bởi “profile” của TS. Nguyễn Trà Giang (Viện trưởng Viện Khoa học và Quản lý thể dục thể thao, Trường Đại học UMT) là quá “khủng” và đam mê của cô là quá “cháy”, cùng với sự đầu tư cơ sở vật chất nghiêm túc, mang tầm quốc tế và khả năng kết nối với các tư duy và kiến thức quốc tế, định hướng “thực nghiệp” mang tính “thực chiến” của UMT. Tôi nghĩ thật sự sẽ là những trải nghiệm cực kỳ thú vị khi học ngành Quản lý thể dục thể thao tại trường Đại học UMT. 

Trường Đại học UMT – Đích đến lý tưởng của những tín đồ ngành “Quản lý thể dục thể thao”

Cẩm nang tuyển sinh 2022

Cập nhật nhanh nhất những thông tin bổ ích xoay quanh hai kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi THPT Quốc Gia 2022
Asset 5