So với bậc Tiểu học, các môn Toán, Vật lí, Tiếng Anh, Ngữ văn 6 có độ khó hơn hẳn, mỗi môn lại có những yêu cầu cao hơn. Học sinh cần làm quen với kiến thức mới và thay đổi phương pháp học ngay từ hè để tự tin bứt phá kết quả trong năm đầu chuyển cấp.

Nhiều môn học 6 có độ khó hơn hẳn khiến học sinh không khỏi bỡ ngỡ

Bước vào lớp 6, học sinh không chỉ bước vào giai đoạn dậy thì với những xáo trộn về tâm sinh lý mà còn trải qua những thay đổi về môi trường học tập, nhất là độ khó và mới của các môn học. Để học sinh có thể nhanh chóng bắt nhịp với chương trình học mới, phụ huynh cần tận dụng 3 tháng nghỉ hè cho con tiếp xúc sớm với các môn học này:

Môn Toán

Môn Toán 6 sẽ không còn những bài toán chỉ áp dụng công thức cộng, trừ, nhân, chia đơn thuần mà thay vào đó là những dạng bài phức tạp hơn. Nhiều dạng bài yêu cầu học sinh phải lập luận, chứng minh công thức rồi mới được áp dụng công thức vào tính toán.

Ví dụ:

Ngoài ra, điểm mới nữa trong chương trình Toán THCS là bộ môn này chia thành hai mảng riêng, bao gồm phần Đại số và phần Hình học. Mỗi phần xoay quanh những vấn đề, những bài toán khác nhau đòi hỏi học sinh phải nắm chắc công thức, phương pháp giải bài tập, có tư duy về số và hình học tốt.

Môn Ngữ văn

Không giống như bộ môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, môn Ngữ văn có lượng tác phẩm đồ sộ và thể loại cũng đa dạng hơn rất nhiều. Học sinh lớp 6 sẽ bắt đầu làm quen với các văn bản truyện, văn bản ký, văn bản thơ và văn bản nhật dụng. Mỗi loại hình có ưu nhược điểm và dụng ý nghệ thuật khác nhau.

Đặc biệt trong cấu trúc đề thi môn Văn sẽ có 3 phần: tiếng Việt, đọc – hiểu văn bản và tập làm văn, riêng phần tập làm văn chiếm đến 50-70% trọng số điểm. Phần này không chỉ đòi hỏi mức độ hiểu biết về mặt kiến thức mà còn rất “nặng” về mặt kỹ năng. Học sinh cần có kỹ năng viết bài, vốn ngôn ngữ, vốn sống và khả năng quan sát đời sống thực tế mới có thể đạt điểm cao.

Môn Tiếng Anh

Từ lớp 6, học sinh sẽ tiếp tiếp cận môn tiếng Anh theo lối tư duy phản biện thay vì phương pháp nghe, nhìn, học phát âm ở mức độ cơ bản như ở Tiểu học. Học sinh phải có vốn từ vựng phong phú, nắm chắc hệ thống ngữ pháp cơ bản và hiểu các nguyên tắc, đặc điểm của ngôn ngữ mới có thể làm được bài.

Học sinh cần nắm chắc ngữ pháp và có vốn từ vựng phong phú

Bên cạnh đó, bắt đầu từ giai đoạn này, phụ huynh nên định hướng cho con học tốt toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Mục đích không chỉ đạt điểm cao trên lớp mà còn hướng tới các kỳ thi lớn như kỳ thi học sinh giỏi các cấp, thi vào các trường chuyên ngữ, xin học bổng du học hay thi chứng chỉ tiếng Anh.

Môn Vật lí

Môn Vật lí 6 không giống như môn Khoa học tự nhiên với các câu hỏi đơn thuần mang tính định tính (vì sao, tại sao). Thay vào đó là những câu hỏi mang cả định tính và định lượng (giải thích, tính toán). Để làm được những bài tập đó, học sinh cần nắm vững lý thuyết, thuộc các công thức và chủ động làm nhiều bài tập tự luyện.

Ví dụ:

Người ta dùng một bình chia độ chứa 105cmnước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, đá ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3. Thể tích hòn sỏi là:

  1. 105cm3
  2. 200cm3
  3. 305cm3
  4. 95cm3

Ngoài các môn học kể trên, các bộ môn vốn được xem là “môn phụ” như Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… cũng trở thành môn học quan trọng và có độ khó nhất định. Vì vậy có thể thấy chương trình học mới sẽ khá “nặng” đối với học sinh chuẩn bị lên lớp 6. Để con không bị “ngợp” với lượng kiến thức và cách học mới ở THCS, cha mẹ cần chuẩn bị sớm những hành trang này cho con:

– Cho con tìm hiểu trước các kiến thức lớp 6, đặc biệt là các môn khó như Toán, Anh, Văn, Vật lí. Cha mẹ có thể tham khảo chương trình học online giúp con trang bị kiến thức mới, rèn kỹ năng và phương pháp học phù hợp, vừa không phải “chạy show” học thêm hè.

– Cùng con lên kế hoạch học tập cho các môn để con chủ động với việc học của mình. Điều này còn giúp con phân bổ thời gian hợp lý giữa học kiến thức mới, ôn kiến thức cũ và vui chơi giải trí trong 3 tháng hè sắp tới.

– Cuối cùng, cha mẹ hãy luôn chia sẻ và tạo hứng khởi trong học tập cho con. Không nên o ép con học hoặc bắt con đi học thêm quá nhiều khiến con mệt mỏi, chán học, thậm chí sợ học.

 

Cẩm nang tuyển sinh 2022

Cập nhật nhanh nhất những thông tin bổ ích xoay quanh hai kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi THPT Quốc Gia 2022
Asset 5