Kỹ năng đọc hiểu về tác phẩm thơ vô cùng quan trọng, đây là kiểu bài học sinh sẽ thường gặp trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn.

Cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ ở phần bài này, học sinh thường mắc những lỗi cơ bản như không biết phân tích thơ như thế nào hay chỉ nói về nội dung thơ mà bỏ qua yếu tố nghệ thuật. Để khắc phục những lỗi sai trên, học sinh nên “bỏ túi” cẩm nang về đọc hiểu văn bản được cô Trang bật mí ngay dưới đây.

Cô Nguyễn Thi Thu Trang chia sẻ với học sinh một số lưu ý khi đọc hiểu tác phẩm thơ

Các dạng câu hỏi đọc hiểu về thơ

Trước hết, cô Trang hướng dẫn học sinh nhận dạng một số dạng câu hỏi đọc hiểu về thơ hay xuất hiện trong đề thi vào lớp 10, cụ thể như sau:

+ Chép thuộc thơ.

+ Cho một đoạn thơ, yêu cầu học sinh nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác.

+ Phân tích ý nghĩa nhan đề của một bài thơ.

+ Yêu cầu học sinh chỉ ra mạch cảm xúc trong bài thơ (đoạn thơ).

Cô Trang hướng dẫn học sinh phân biệt từng dạng câu hỏi đọc – hiểu tác phẩm thơ

+ Liệt kê những  biện pháp nghệ thuật: biện pháp tu từ, từ ngữ lạ hóa trong bài thơ, giọng điệu, cách gieo vần được tác giả sử dụng trong bài thơ, qua đó, học sinh hãy phân tích tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật.

+ Sau khi đọc bài thơ (đoạn thơ) học sinh cảm nhận như thế nào tình cảm tác giả, vẻ đẹp bức tranh thơ.

+ Liên hệ các tác phẩm có cùng chủ đề tương tự.

Kỹ năng phân tích thơ

Trên cơ sở nhận diện được các dạng câu hỏi hay gặp trong đề, để đạt điểm tuyệt đối dạng bài này học sinh nên áp dụng 3 bước ngắn gọn, dễ nhớ cụ thể như sau:

Bước 1

+ Xác định nội dung chính của khổ thơ/ đoạn thơ, mạch cảm xúc (mạch cảm xúc của đoạn thơ sẽ đi theo trình tự nào).

+ Xác định nhân vật trữ tình (đối tượng tác giả bộc lộ cảm xúc): nhân vật trong khổ thơ/ đoạn thơ hoặc tác giả…

Bước 2

+ Phát hiện các biện pháp tu từ, phân tích tác dụng của biện pháp đó được thể hiện như thế nào với nội dung của khổ thơ.

+ Tìm các yếu tố ngôn từ được “lạ hóa”, từ đó phân tích tác dụng của nó trong thể hiện nội dung.

Bước 3

+ Khái quát vẻ đẹp bức tranh thơ: bức tranh thiên nhiên, cuộc sống, vẻ đẹp của nhân vật trữ tình…

+ Xác định, phân tích tình cảm của tác giả (cung bậc cảm xúc, triết lý nhân văn) trong đoạn thơ.

Cô Trang hướng dẫn học sinh phân tích cụ thể từng bước đọc hiểu tác phẩm thơ

Trên đây là chìa khóa giúp học sinh làm thật tốt dạng bài đọc hiểu tác phẩm thơ. Hi vọng những hướng dẫn của Cô Nguyễn Thị Thu Trang sẽ giúp học sinh dễ dàng chinh phục dạng bài này, đạt điểm cao môn Ngữ văn trong kì thi vào lớp 10 sắp tới.

 

Cẩm nang tuyển sinh 2022

Cập nhật nhanh nhất những thông tin bổ ích xoay quanh hai kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi THPT Quốc Gia 2022
Asset 5