Nghị luận xã hội là dạng bài quen thuộc, hầu như là bắt buộc phải có trong đề thi vào 10 và chiếm trọng số điểm lớn. Do vậy thầy Nguyễn Phi Hùng sẽ hướng dẫn các teen 2k5 kỹ năng làm dạng bài văn này để đạt điểm số cao.

Trong cấu trúc đề thi vào 10 câu nghị luận xã hội thường chiếm từ 2-3 điểm trong tổng số 10 điểm của đề thi, nghĩa là chiếm khoảng 20 – 30% trọng số điểm. Do vậy để bài văn nghị luận xã hội thực sự thuyết phục người đọc và đạt điểm cao thì các teen 2k5 cần phải nắm vững những kỹ năng sau đây do thầy Nguyễn Phi Hùng hướng dẫn.

Dấu hiệu nhận biết câu Nghị luận xã hội trong các đề thi

Vị trí trong đề thi: Tùy theo cấu trúc đề thi của từng tỉnh/ thành phố thì câu Nghị luận xã hội sẽ xuất hiện ở vị trí khác nhau. Thường đề thi được chia làm 2 phần là phần đọc hiểu văn bản và phần Tập làm văn, câu Nghị luận xã hội sẽ xuất hiện ở ngay trong phần đọc hiểu với một yêu cầu đi kèm. Hoặc nó sẽ đứng độc lập là một phần riêng rẽ mà không liên quan đến phần đọc hiểu.

Theo đó yếu tố nhận biết này là một kỹ năng rất quan trọng vì nó sẽ giúp các bạn học sinh làm bài đúng yêu cầu của đề thi, tránh bị nhầm lẫn dẫn đến bị mất điểm với dạng bài này vì trọng số điểm của nó là tương đối cao.

Phần nghị luận xã hội thường chiếm trọng số 20 – 30% trong cấu trúc đề thi vào 10

Các dạng bài NLXH thường gặp trong đề thi vào 10

Thầy Hùng định hướng: “Tùy theo tiêu chí và yêu cầu về hình thức của đề thi mà sẽ có các dạng bài Nghị luận xã hội khác nhau. Đó có thể là dạng viết bài văn Nghị luận xã hội – nghĩa là ở phần này các em sẽ phải triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh gồm 3 phần là mở bài – thân bài – kết bài. Riêng phần thân bài phải được tách thành các đoạn văn nhỏ. Còn với đề yêu cầu viết đoạn văn Nghị luận xã hội thì vẫn phải đảm bảo được cấu trúc 3 phần với các luận điểm rõ ràng. Đặc biệt thầy lưu ý các em là dạng bài Nghị luận xã hội thì chỉ nên viết ngắn gọn trong một mặt của tờ giấy thi hoặc dung lượng dao động từ 12 – 15 câu, điều này vừa đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của đề vừa có thể giúp các em phân bố thời gian hợp lý để làm các câu khác trong đề thi.”

Theo yêu cầu về nội dung sẽ có dạng bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra từ tác phẩm văn học. Do vậy việc xác định, phân loại được dạng bài văn nghị luận xã hội nhằm mục đích đưa ra cách làm bài sao cho phù hợp nhất và đúng với yêu cầu của đề bài, đạt điểm cao tuyệt đối.

Các bước làm bài văn nghị luận xã hội

Theo thầy Nguyễn Phi Hùng một trong những kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất khi làm bài văn nghị luận xã hội đó là phải tìm hiểu đề, vì điều này sẽ giúp các teen xác định được vấn đề cần nghị luận. Thầy gợi ý: “Thường các vấn đề cần nghị luận sẽ không được nêu trực tiếp mà nêu gián tiếp thông qua một lời nhận định như một câu danh ngôn, tục ngữ hoặc một câu nói hàm súc. Do vậy chúng ta cần phải tìm hiểu nội dung của câu nói ấy để rút ra vấn đề cần nghị luận. Bên cạnh đó vấn đề nghị luận có thể được nêu ra dưới dạng câu chuyện ngắn nên khi đọc đề các em cần phải đọc kỹ và chú ý đến các từ khóa để xác định đúng vấn đề, tránh bị nhầm lẫn, sai đề.”

Sau bước xác định vấn đề thì bước xác định phạm vi nghị luận cũng rất quan trọng vì điều này sẽ giúp các teen không bị đi lạc đề, tránh lan man sang các yếu tố không cần thiết. Cụ thể: “Nếu như đề yêu cầu nêu ý kiến của em về sức mạnh của tình yêu thương thì các em chỉ cần tập trung sâu và kỹ vào vấn đề sức mạnh của tình yêu thương thôi, tránh lan man sang các khía cạnh khác như biểu hiện của tình yêu thương hay vai trò của tình yêu thương để bài viết được đúng, đủ và sâu sắc.”

Để làm tốt bài văn Nghị luận xã hội teen cần trau dồi kỹ năng viết bài thường xuyên

Không chỉ riêng với bài văn nghị luận xã hội mà trong tất cả các dạng bài tập làm văn nói chung các bạn học sinh cần lưu ý về vai trò quan trọng của bước lập dàn ý khi làm văn. Việc lập dàn ý sẽ giúp bài văn được đảm bảo về bố cục, đi đúng chủ đề và trình bày được đầy đủ các luận điểm cần nêu. Thầy chỉ rõ: “Ta bám vào dàn ý để triển khai bài viết sao cho không được thiếu ý, không được thừa ý mà bài viết lại tập trung, ngắn gọn và mạch lạc mà vẫn thuyết phục được người đọc.” . Tuy vậy việc lập dàn ý chỉ nên phác họa nhanh trên giấy nháp hoặc nghĩ nhanh trong đầu về những từ khóa, luận điểm các bạn sẽ định triển khai trong bài văn của mình.

Cuối cùng thầy Nguyễn Phi Hùng lưu ý rằng một bài văn nghị luận xã hội thực sự hấp dẫn và thuyết phục được người đọc thì người viết phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của bản thân mình. Người viết phải đưa ra được các nhận định, đánh giá khách quan và sắc bén, tư duy logic và chặt chẽ. Và để rèn được kỹ năng này thì các bạn học sinh phải đọc nhiều, viết nhiều để trau dồi khả năng của mình ngày càng tốt hơn.

Để nâng cao kỹ năng viết văn và đạt điểm cao với đề thi vào 10 thì các teen 2k5 ngay từ bây giờ có thể tham gia ngay khóa Học Tốt do thầy Nguyễn Phi Hùng trực tiếp giảng dạy. Với khóa học này các teen sẽ được bồi đắp kiến thức của chương trình Ngữ văn bám sát Sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT, đặc biệt được nâng cao kỹ năng viết các dạng bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học, bí kíp để giành điểm cao trong các đề thi, bài kiểm tra.

 

Cẩm nang tuyển sinh 2022

Cập nhật nhanh nhất những thông tin bổ ích xoay quanh hai kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi THPT Quốc Gia 2022
Asset 5